Để thuận tiện trong các giao dịch điện tử như kiểm soát các hoạt động tại các doanh nghiệp, tổ chức, Chữ ký số cơ quan nhà nước đã được đẩy mạnh triển khai phổ biến theo chỉ thị của chính phủ. Ngoài những lợi ích to lớn của chữ ký số vẫn còn tồn tại một số bất cập khi sử dụng.
Thế nào là chữ ký số cơ quan nhà nước?
Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử với việc sử dụng công nghệ mã khóa công khai, được dùng như một chữ ký cá nhân hoặc thay cho con dấu của tổ chức, công ty. Chính vì thế, chữ ký số được công nhận về mặt pháp lý.
Chữ ký số có hai dạng:
- Thứ nhất là chữ ký số công cộng (ứng dụng cho các doanh nghiệp và xã hội);
- Thứ hai là chữ ký số hành chính (ứng dụng cho các cơ quan Nhà nước gọi là chữ ký số cơ quan nhà nước). Chữ ký số hành chính do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp và xác thực.
Còn chữ ký số công cộng dùng trong doanh nghiệp, người dân… do các đơn vị phát hành chữ ký số cung cấp như Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)…
Hiệu quả từ việc sử dụng chữ ký số trong các cơ quan nhà nước
Sau hơn 10 năm triển khai, chữ ký số và chứng thực chữ ký số đã trở thành một trong những dịch vụ CNTT quan trọng và phổ biến, góp phần thúc đẩy ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử và phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. Hiện nay chữ ký số cũng được ứng dụng trong nhiều dịch vụ quan trọng của ngành tài chính như Hải quan điện tử, Hóa đơn điện tử và Bảo hiểm điện tử. Không chỉ vậy, nhiều tỉnh thành phố đang đẩy mạnh ứng dụng chữ ký cơ quan nhà nước để góp phần cải cách hành chính và hướng tới hành chính công điện tử.
Theo nghiên cứu, việc sử dụng chữ ký điện tử sẽ tiết kiệm được thời gian làm việc tương đương 1 tuần cho lao động ở bất cứ độ tuổi nào. Về môi trường, sử dụng chữ ký điện tử sẽ góp phần giảm số lượng rất lớn giấy được sử dụng. Chữ ký số có lợi cho tất cả mọi người, từ công dân đến doanh nghiệp và Chính phủ. Nâng cao năng suất và hiệu quả, giảm tác động môi trường và thiết lập một thị trường kỹ thuật số đồng nhất.
Rào cản đối với việc sử dụng chữ ký số
Tuy nhiên ngoài những thuận tiện của việc sử dụng chữ ký số vẫn còn tồn tài những khó khó nhất định. Sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số còn chuyển biến chậm do nhiều cơ quan Nhà nước vẫn giữ thói quen làm việc chủ yếu dựa trên văn bản giấy.
Cùng với đó là một số rào cản liên quan đến vấn đề kỹ thuật cũng như thiếu một số văn bản hướng dẫn chi tiết về sử dụng chữ ký số. Theo khảo sát của Ban Cơ yếu Chính phủ, hiện nay, Nhà nước chủ yếu xử lý và phát hành văn bản điện tử định dạng PDF, chữ ký số được hiển thị trong tài liệu PDF. Quy trình ký, kiểm tra chữ ký, vị trí ký số trên tài liệu PDF chưa thống nhất, do đó, vẫn cần phải có các văn bản hướng dẫn để triển khai chữ ký số cho văn bản điện tử. Bên cạnh đó, cũng thiếu các hướng dẫn về chữ ký số trên các định dạng dữ liệu như XML và dữ liệu với định dạng bất kỳ.
Qua những khó khăn của việc sử dụng chữ ký số cơ quan nhà nước trong các cơ quan tổ chức. Có thể thấy rõ hệ thống văn bản pháp lý triển khai, ứng dụng chứng thực chữ ký số vẫn chưa hoàn thiện, cần phải tiếp tục điều chỉnh bổ sung cho phù hợp thực tế.