Hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ phổ biến nhất hiện nay không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở các tỉnh lẻ như Đắk Nông. Vậy vốn điều lệ để thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Đắk Nông hiện nay bao nhiêu là đủ? FADI sẽ đồng hành cùng bạn trên con đường lập nghiệp đi tìm hiểu những vấn đề về “vốn điều lệ” thông qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về vốn điều lệ khi thành lập hộ KD cá thể tại Đắk Nông
Theo Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, thì vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể là vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh do một cá nhân hay một nhóm các cá nhân bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định pháp luật của nhà nước. Đây cũng là cơ sở để phân chia lợi nhuận hoặc rủi ro trong kinh doanh đối với các cá nhân góp vốn.
Quy định về vốn điều lệ để thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Đắk Nông
Hiện nay, ở Đắk Nông nói riêng và trên cả nước nói chung, pháp luật không quy định số vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập hộ kinh doanh cá thể. Vì thế, đăng ký số vốn bao nhiêu, ít hay nhiều là tùy thuộc vào khả năng của mỗi cá nhân và tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề mà người đăng ký muốn hướng đến.
Việc chọn số vốn điều lệ còn tùy thuộc vào kinh nghiệm cũng như nền tảng của chủ hộ kinh doanh. Nếu bạn là hộ kinh doanh mới chưa có kinh nghiệm trong điều hành và quản lý kinh doanh thì nên để số vốn vừa phải, phù hợp với khả năng của mình. Trong trường hợp việc kinh doanh bắt đầu đi vào hoạt động ổn định, có dấu hiệu tiến triển dần thì lúc đó bạn mới đăng ký tăng vốn điều lệ lên cao hơn.
Những lưu ý về vốn điều lệ khi thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Đắk Nông
Khi thành lập hộ kinh doanh cá thể, bạn nên đăng ký vốn thấp. Không nên đăng ký vốn cao vì cơ quan thuế sẽ dựa vào 3 điều kiện sau để áp mức thuế khoán hàng tháng cho hộ kinh doanh:
- Vốn cao hay thấp
- Địa điểm kinh doanh của bạn thuộc khu sầm uất, có tọa lạc thuận lợi, mặt tiền hay nằm trong hẻm.
- Mặt hàng của bạn thuộc diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không?
Quy định mức lệ phí môn bài mà hộ kinh doanh phải đóng theo Khoản 1 Điều 3, Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 139/2016/NĐ-CPP ngày 04/10/2012 như sau:
1. Mức thu lệ phí môn bài của tổ chức hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
- Tổ chức có vốn điều lệ hay vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: thu 3.000.000 đồng/năm;
- Tổ chức có vốn điều lệ hay vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: thu 2.000.000 đồng/năm;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và đơn vị sự nghiệp hay tổ chức kinh tế khác: thu 1.000.000 đồng/năm.
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức có vốn điều lệ hay vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng. Với tổ chức có vốn điều lệ hay vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống thì căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu trong trường hợp không có vốn điều lệ thì phải căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
- Đối với cá nhân hoặc nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: thu 1.000.000 đồng/năm;
- Đối với cá nhân hoặc nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: thu 500.000 đồng/năm;
- Đối với cá nhân hoặc nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: thu 300.000 đồng/năm.”
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp một phần thắc mắc về quy định vốn điều lệ khi thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Đắk Nông của mọi khách hàng. Nếu bạn có bất cứ khúc mắc gì khi thành lập hộ kinh doanh cá thể, FADI cũng luôn sẵn sàng tư vấn và thành công cùng bạn. Hãy liên hệ hotline: 0334 999 662 để được hỗ trợ một cách chính xác nhất để giúp bạn khởi nghiệp thành công.