THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
Trước khi thành lập công ty TNHH một thành viên bạn cần hiểu thật rõ những vấn đề liên quan đến công ty TNHH một thành viên. Những vấn đề tưởng như cơ bản nhưng hiểu được rõ bạn sẽ nắm chắc thành công trong việc thành lập và vận hành công ty TNHH một thành viên trong thị trường kinh tế mở như hiện nay.
Đầu tiên cần hiểu định nghĩa về công ty TNHH một thành viên. Công ty TNHH một thành viên là một doanh nghiệp được thành lập do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên chịu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty TNHH một thành viên là một trường hợp đặc biệt của loại hình công ty TNHH. Là loại hình đơn giản nhất của hoạt động doanh nghiệp nhưng mang đầy đủ tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành lập công ty TNHH một thành viên sẽ không được quyền phát hành cổ phần ra thị trường.
Chúng ta cần hiểu thêm nghĩa vụ trách nhiệm của chủ sở hữu và người đại diện pháp luật của công ty TNHH một thành viên trước khi thành lập. “ Chủ sở hữu” là cá nhân hoặc tổ chức góp vốn thành lập nên công ty TNHH một thành viên. Chủ sở hữu đồng thời có thể làm người đại diện pháp luật của công ty hoặc có thể thuê người khác làm giám đốc người đại diện ký kết mọi văn bản cho công ty hoạt động.
Trách nhiệm của chủ sở hữu được xác định trong phạm vi phần vốn góp lúc thành lập công ty. Chủ sở hữu và người đại diện pháp luật công ty có quyền quyết định và thông qua nội dung của điều lệ của công ty TNHH một thành viên. Chủ sở hữu công ty quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty, tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Là người quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty, tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty.
Chủ sở hữu có nghĩa vụ góp đầy đủ đúng hạn vốn điều lệ công ty theo quy định trong vòng 90 ngày. Chủ sở hữu phải tuân thủ theo điều lệ công ty đã thông qua. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ.
Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH một thành viên là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
Để thành lập và hoạt động công ty TNHH một thành viên thì bắt buộc phải có con dấu tròn pháp lý. Con dấu tròn doanh nghiệp được khắc theo quy định với mực màu đỏ ,có đầy đủ tên doanh nghiệp, địa chỉ, loại hình công ty và mã số thuế và được thông báo lên cổng thông tin quốc gia trước khi sử dụng. Cùng với chức danh dấu tròn doanh nghiệp được sử dụng để giao dịch như ký kết hợp đồng kinh tế, rút tiền, đẩy ủy nghiệm chi ở ngân hàng. Con dấu được quản lý lưu giữ tại trụ sở công ty để đảm bảo cho đóng dấu các văn bản mà lúc công ty hoạt động.
Một yếu tố vô cùng quan trọng nữa mà thành lập công ty TNHH một thành viên xong bắt buộc phải làm đó là chữ ký số. Chữ ký số dùng để ký các giao dịch điện tử và yếu tố bắt buộc đối với mỗi công ty. Chữ ký số dùng để khai báo thuế hàng tháng, hàng quý và quyết toán thuế cuối năm. Chữ ký số dùng để khai báo bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với công ty lúc đang hoạt động. Không những thế chữ ký số dùng để khai báo hải quan, và hóa đơn điện tử.
Công ty sau khi đã đăng ký nộp thuế điện tử, đóng thuế môn bài là có thể tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm và đăng ký. Thành lập công ty TNHH một thành viên là có thể Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng, xuất khẩu, nhập khẩu, tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
Nhưng điều bắt buộc để đảm bảo thành lập công ty TNHH một thành viên và hoạt động theo đúng pháp luật thì doanh nghiệp phải khai báo thuế. Cho dù doanh nghiệp chưa có phát sinh hóa đơn đầu vào đầu ra vẫn phải khai báo thuế định kỳ theo từng quý. Việc khai báo này phải đảm bảo diễn ra đúng thời gian quy định tránh tình trạng dẫn đến những rủi ro về thuế mà các công ty mắc phải.
Trong thời buổi kinh tế hội nhập thì những chính sách rút ngắn và đơn giản hóa thủ tục thành lập công ty đã phần nào tháo gỡ gánh nặng cho doanh nghiệp. Sự cạnh tranh của môi trường kinh tế ngày càng khắc nghiệt thì việc tối giản hóa bộ phận hoạt động công ty, tối ưu hóa nhất có thể về chi phí hoạt động công ty đang là vấn đề nan giải.
Nếu mọi vấn đề thắc mắc bạn đã thông suốt sao bạn không mạnh dạn thành lập công ty ngay lúc này để mở ra thị trường rộng mở. Chi tiết về thủ tục và các bước thành lập công ty TNHH một thành viên bạn hãy liên hệ để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi FADI luôn sẵn sàng phục vụ, để đơn giản mọi thủ tục thành lập và vận hành công ty với chi phí tối ưu nhất.