Những Quy Định Khi Thành Lập Công Ty Cổ Phần
Trong hoạt động kinh doanh vấn đề huy động vốn luôn là vấn đề vô cùng quan trọng. Một trong loại hình doanh nghiệp dễ dàng huy động các nguồn vốn nhất đó là thành lập công ty cổ phần. Vậy để thành lập công ty cổ phần cần biết những kiến thức cơ bản gì chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết nhé?
Thành lập công ty cổ phần là thành lập nên một tổ chức mà trong đó số vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hoặc tổ chức đăng ký mua số cổ phần lúc thành lập công ty gọi là các cổ đông sáng lập. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Thành lập công ty cổ phần sẽ có tư cách pháp nhân sau khi nhận giấy đăng ký doanh nghiệp, có mã số thuế hay cũng là mã số doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp gồm dãy mười con số và được quy định theo từng tỉnh thành. Công ty được khắc dấu tròn theo đúng quy định pháp luật bao gồm tên công ty, địa chỉ quận/huyện – tỉnh thành phố, mã số thuế với mực màu đỏ và phải thông báo mẫu con dấu lên cổng thông tin quốc gia trước khi sử dụng.
Thành lập công ty cổ phần hay bất cứ loại hình công ty khác đều phải đăng ký mua chữ ký số khai báo thuế, nộp thuế điện tử, bảo hiểm. Chu kỳ khai báo thuế đươc quy định tùy theo công ty thuộc diện khai báo theo tháng hay quý và đều phải quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm. Mở công ty xong bắt buộc là phải đóng thuế môn bài và nộp tờ khai thuế môn bài ngay để tránh bị phạt và bị vào danh sách công ty rủi ro về thuế.
Khi thành lập công ty cổ phần bắt buộc phải soạn thảo điều lệ công ty theo quy định luật doanh nghiệp 2014. Điều lệ công ty này phải được tất cả các cổ đông góp vốn thông qua nhất chí và ký tên vào từng trang của điều lệ trước khi nộp lên sở kế hoạch đầu tư. Mẫu điều lệ chuẩn nhất được cập nhật hàng ngày sẽ được FADI soạn thảo cho công ty khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty trọn gói.
Thành lập công ty cổ phần được phép phát hành cổ phần các loại ra thị trường chứng khoán để huy động vốn đầu tư. Với đầy đủ tư cách pháp nhân, và là bộ máy hoạt động công ty đầy đủ hoàn thiện nhất, thành lập công ty cổ phần sẽ đem đến nhiều cơ hội và có những quyết định kinh doanh tối ưu nhất.
Bộ máy hoạt động công ty cổ phần có thể theo hai cách tổ chức bao gồm:
- a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
- b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông thông qua định hướng phát triển của công ty; Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên; Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
Biên bản họp đại hội đồng cổ đông phải có nội dung cơ bản sau đây:
- a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
- b) Thời gian và địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông;
- c) Chương trình và nội dung cuộc họp;
- d) Họ, tên chủ tọa và thư ký;
đ) Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông về từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;
- e) Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng;
- g) Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ phương thức biểu quyết, tổng số phiếu hợp lệ, không hợp lệ, tán thành, không tán thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp;
- h) Các vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết thông qua tương ứng;
- i) Chữ ký của chủ tọa và thư ký.
Biên bản được lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài đều có hiệu lực pháp lý như nhau. Trường hợp có sự khác nhau về nội dung biên bản tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì nội dung trong biên bản tiếng Việt có hiệu lực áp dụng.
Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất khi thành lập và vận hành công ty cổ phần mà bạn cần biết. Để được tư vấn thêm về thành lập công ty cổ phần bạn liên hệ để FADI tư vấn giải đáp miễn phí mọi thắc mắc.