Mới đây, Thông tư hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử vừa được bộ Tài Chính ban hành đang dành được sự quan tâm rất lớn từ phía cộng đồng doanh nghiệp. Thông tư này ra đời giúp việc sử dụng hóa đơn điện tử diễn ra nhanh và thuận lợi hơn. Trong bài viết sau đây, FADI sẽ giới thiệu 4 điểm đáng chú ý ở thông tư hướng dẫn này.
Đọc nhanh
Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
Trước đây, hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử gồm: mẫu hóa đơn; quyết định áp dụng hóa đơn; thông báo sử dụng hóa đơn điện tử. Nhưng bây giờ nó không còn quá khó khăn với nhiều doanh nghiệp. Bởi với quy định mới này, doanh nghiệp thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử chỉ cần truy cập vào cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế để thực hiện đăng ký.
Đối tượng áp dụng theo Thông tư hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử
Trong thông tư hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử, đối tượng áp dụng gồm:
- Tổ chức, doanh nghiệp, các hộ, cá nhân bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Các tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ
- Những tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
- Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn
Nội dung hóa đơn điện tử
Trên hóa đơn điện tử cần phải có những nội dung bắt buộc sau
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn và ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn
- Tên, địa chỉ và mã số thuế của người bán
- Tên, địa chỉ và mã số thuế của người mua
- Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính số lượng, đơn giá hàng hóa dịch vụ, và cuối cùng khi thành tiền ghi bằng số và bằng chữ
- Chữ ký điện tử
- Hóa đơn được thể hiện bằng Tiếng Việt. Trong trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì phải đặt vào dấu ngoặc đơn hoặc đặt ngay dưới dòng chữ tiếng Việt có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
Cách xử lý hóa đơn điện tử có sai sót theo Thông tư hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử có 2 hình thức: không có mã và có mã của cơ quan thuế. Tuy nhiên, cách xử lý khi xảy ra sự cố tương tự nhau.
Với TT hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử, có 3 trường hợp phổ biến xảy ra sai sót như sau:
- Đầu tiên, nếu trường hợp sai sót về tên và địa chỉ của người mua nhưng không sai về mã số thuế và các nội dung khác trên hóa đơn thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót. Trong trường hợp này, không cần lập lại hóa đơn.
- Tiếp theo,trường hợp có sự sai sót về mã số thuế, mã số tiền ghi trên hóa đơn, thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa không đúng quy cách chất lượng thì cần phải có một văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót giữa người bán và người mua. Trường hợp này sẽ lập hóa đơn điện tử mới thay thế.
- Cuối cùng, trường hợp cơ quan thuế phát hiện ra sai sót sau khi nhận dữ liệu hóa đơn điện tử. Cơ quan thuế sẽ thông báo cho người bán để kiểm tra lại những sai sót. Trong vòng 2 ngày, người bán thực hiện điều chỉnh hoặc hủy hóa đơn, lập lại hóa đơn mới.
Trên đây là 4 nội dung đáng chú ý của Thông tư hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin bổ ích cho các bạn.