0334.999.662

Tìm hiểu về luật góp vốn trước khi thành lập doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp khi khởi nghiệp thường xuyên có xảy ra việc góp vốn giữa các cá nhân tổ chức với nhau. Để giúp hiểu rõ hơn về các quy định trong luật góp vốn trước khi thành lập doanh nghiệp, chúng tôi sẽ nói rõ hơn qua bài viết sau đây

Thỏa thuận trong luật góp vốn trước khi thành lập doanh nghiệp

Thỏa thuận góp vốn thành lập Doanh nghiệp về bản chất không phải chỉ là thỏa thuận về việc chuyển giao tiền cho Công ty khi thành lập Doanh nghiệp, mà nó là sự thống nhất một số các cam kết chung giữa các sáng lập viên với nhau trước khi ký vào hồ sơ Doanh nghiệp như:

góp vốn trước khi thành lập doanh nghiệp
Cần lưu ý gì về luật góp vốn trước khi thành lập doanh nghiệp
  • Các thông tin đăng ký thành lập Doanh nghiệp;
  • Số tiền và tiến độ góp vốn trên thực tế;
  • Quy trình chuyển giao vốn góp;
  • Thống nhất việc ai là Giám đốc/Tổng giám, và các cấp Phó, trưởng/người phụ trách từng bộ phận;
  • Số lượng thành viên Hội đồng quản trị là bao nhiêu, ai là Chủ tịch Hội đồng quản trị;
  • Hoàn thiện Điều lệ Công ty để xác định cụ thể các nội dung về quyền/nghĩa vụ của các sáng lập viên, các chức danh quản lý, cơ cấu phân chia lợi nhuận trên thực tế;

Tại sao nên góp vốn thành lập Doanh nghiệp?

Về nguyên tắc, Điều lệ Công ty chỉ mang tính chất như một bản hiến pháp chung và được đơn vị tư vấn soạn thảo căn cứ các quy định của pháp luật và các nguyên tắc hoạt động cơ bản thường gặp của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, đặc thù của mỗi công ty mỗi khác, và các thỏa thuận nội bộ về việc thành lập, điều hành, quản lý Công ty của mỗi sáng lập viên mỗi khác nên cần chỉnh sửa cho phù hợp với đặc thù Doanh nghiệp. Trừ trường hợp các sáng lập viên chưa định hình được về việc quản lý điều hành doanh nghiệp sau này của mình như thế nào.

góp vốn trước khi thành lập doanh nghiệp
Góp vốn trường khi thành lập doanh nghiệp

Pháp luật trong luật góp vốn trước khi thành lập doanh nghiệp quy định các sáng lập viên phải góp đủ số vốn điều lệ cam kết góp trong thời hạn 90 ngày. Nhưng thực tế do nhu cầu kinh doanh, nhiều Doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ lớn hơn khả năng góp vốn thực tế của sáng lập viên, dẫn đến tình trạng Doanh nghiệp và sáng lập viên hợp thức hóa thủ tục góp vốn trước theo luật định, và bổ sung vốn sau đó. 

Nếu không có các cam kết nội bộ nêu trên có thể dẫn đến sự không thống nhất về tiến độ góp vốn thực tế giữa các thành viên cũng như làm ảnh hưởng đến việc xác định quyền và nghĩa vụ của các thành viên trên thực tế. Việc thỏa thuận lựa chọn và bổ nhiệm các chức danh quản lý cũng tương tự.

Xử lý số vốn nếu góp chưa đủ

Sau thời hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được xử lý theo một trong các cách sau đây:

  1. a) Một hay một số thành viên đã nhận góp đủ số vốn chưa góp;
  2. b) Huy động người khác cùng góp vốn vào công ty; Huy động cá nhân, tổ chức khác góp vốn vào công ty
  3. c) Các thành viên khác còn lại góp đủ số vốn chưa được góp theo như tỷ lệ vốn góp của mỗi người trong công ty.

Sau khi số vốn còn lại được góp đủ theo quy định tại khoản này, thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty và công ty phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này.

Trên đây là một số chú ý quan trọng trong luật góp vốn trước khi thành lập doanh nghiệp. Hy vọng các thông tin trên sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *