0334.999.662

Tìm hiểu thủ tục và điều kiện thành lập văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Vậy điều kiện thành lập văn phòng đại diện bao gồm những gì? Các bạn hãy cùng FADI tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Đọc nhanh

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng đại diện

Bộ hồ sơ thành lập văn phòng đại diện gồm có:

– Thông báo lập văn phòng đại diện

– Biên bản cuộc họp về việc thành lập văn phòng đại diện (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần)

– Giấy quyết định thành lập văn phòng đại diện

điều kiện thành lập văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện

– Quyết định về việc bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện, nếu người đứng đầu văn phòng đại diện không đồng thời là người đại diện theo pháp luật, cổ đông, thành viên hoặc chủ sở hữu công ty

– 01 bản sao công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện

– Bản sao giấy CN ĐKKD/giấy CN ĐKDN của công ty mẹ (công chứng)

– 01 bản sao công chứng CMND/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của người nộp hồ sơ

– Giấy ủy quyền hoặc giấy giới thiệu cho người nộp hồ sơ.

Hoàn thành thủ tục, điều kiện thành lập văn phòng đại diện

Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở

Sau khi hồ sơ đã đầy đủ và có chữ ký, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ và theo dõi cho tới khi có kết quả.

Trả kết quả

điều kiện thành lập văn phòng đại diện
Doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện thành lập văn phòng đại diện

Kết quả doanh nghiệp nhận được khi thực hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện gồm:

– Giấy chứng nhận việc đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện

– Hồ sơ nội bộ để lưu tại văn phòng đại diện

– Dấu của văn phòng đại diện (nếu có nhu cầu khắc con dấu)

– Tư vấn các thủ tục sau khi thành lập văn phòng đại diện.

Lưu ý đối với điều kiện thành lập văn phòng đại diện

Kể từ ngày quyết định lập văn phòng đại diện thì trong vòng 10 ngày làm việc, doanh nghiệp gửi thông báo lập văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Tên văn phòng đại diện phải mang tên của doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”. Tên văn phòng đại diện phải được viết bằng bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Đối với phần tên riêng trong tên văn phòng đại diện của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “doanh nghiệp”, “công ty”. 

Theo như Nghị định 139/2016/TT-BTC có hiệu lực từ 01/01/2017 quy định về lệ phí môn bài thì văn phòng đại diện có hoạt động kinh doanh, sản xuất phải thực hiện kê khai nộp thuế môn bài với mức 1.000.000 VNĐ/năm. Cũng theo công văn số 658/TCT-CS của Tổng cục thuế (có tính chất tham khảo) nêu rõ đối với trường hợp văn phòng đại diện của doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài. 

Còn trường hợp văn phòng đại diện không có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài theo quy định tại Nghị định 139/2016/TT-BTC.

Trên đây là các thủ tục, điều kiện thành lập văn phòng đại diện mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Liên hệ FADI (hotline 0334.999.662) để được tư vấn thành lập công ty, kế toán thuế, hóa đơn điện tử… nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *