0334.999.662

Quy định con dấu doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp

Khi thành lập doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp đều cần có những con dấu riêng. Bởi lẽ, con dấu doanh nghiệp thường xuất hiện trên các giấy tờ, chứng từ giao dịch hoặc một số giấy tờ pháp lý khác. Con dấu là đại diện pháp lý của tổ chức đó, có giá trị xác nhận các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật công nhận. Chính vì lẽ đó mà con dấu pháp nhân phải được quản lý hết sức cẩn thận để tránh những rủi ro do bị thất lạc, giả mạo,… Vậy pháp luật hiện hành có những quy định về con dấu của DN như thế nào? Các bạn hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Đọc nhanh

Quy định về số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của DN

con dấu doanh nghiệp
Quy định về con dấu của doanh nghiệp

Theo quy định tại điều 44 luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện. Cụ thể:

Thẩm quyền quyết định

Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, hội đồng thành viên với công ty hợp danh. Chủ tịch công ty với công ty trách nhiệm hữu hạn, hội đồng quản trị với công ty cổ phần quyết định số lượng, hình thức, nội dung và sử dụng con dấu. Trừ trường hợp điều lệ doanh nghiệp có quy định khác.

Mẫu con dấu của doanh nghiệp

Mẫu con dấu DN thể hiện dưới một hình thức cụ thể. Mỗi DN có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và cả kích thước.

Nội dung con dấu

Trong nội dung mẫu con dấu phải có thông tin về mã số DN và tên DN.

Quy định về quản lý và sử dụng con dấu doanh nghiệp

con dấu doanh nghiệp
Các loại con dấu của doanh nghiệp

Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của điều lệ DN. Con dấu được sử dụng trong những trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.

Như vậy, DN có toàn quyền quyết định về việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu của mình theo nội dung ghi nhận trong điều lệ công ty. Doanh nghiệp chỉ bị hạn chế quyền quyết định trong trường hợp pháp luật yêu cầu phải sử dụng con dấu.

Khi giao dịch với đối tác, việc có sử dụng hay không sử dụng con dấu trên văn bản, giấy tờ do điều lệ của công ty quy định và sự thỏa thuận giữa DN và đối tác.

Quy định về việc thay đổi con dấu doanh nghiệp

Nếu như muốn thay đổi con dấu DN thì bạn sẽ làm theo đúng quy định tại nghị định số 78/2015/NĐ-CP như sau:

Doanh nghiệp có quyền quyết định về nội dung, hình thức cũng như số lượng con dấu của mình. Một công ty có thể có nhiều con dấu nhưng chúng phải có nội dung và hình thức giống nhau.

Để sử dụng, hủy hay thay đổi mẫu dấu, thay đổi số lượng con dấu. DN phải gửi một bản thông báo về việc liên quan đến con dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo bao gồm những nội dung sau đây:

  • Tên công ty, mã số công ty, địa chỉ trụ sở chính của công ty.
  • Mẫu con dấu, số lượng con dấu và thời điểm con dấu có hiệu lực.

Sau khi nhận được thông báo mẫu con dấu của DN, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra đối chiếu và trao giấy biên nhận. Sau đó sẽ tiến hành đăng tải mẫu con dấu mà DN đã đăng ký trên cổng thông tin quốc gia.

Trên đây là nội dung quy định về con dấu doanh nghiệp hiện nay. Nếu có vấn đề gì bạn đọc còn băn khoăn hãy liên hệ với FADI thông qua hotline: 0334.999.662 để được tư vấn. Chúng tôi sẽ trợ giúp về mặt thủ tục pháp lý thuận tiện, nhanh chóng và chính xác nhất cho khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *