Những năm gần đây các doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động đã có những hình thức sáp nhập. Để hiểu rõ hơn về pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp như thế nào FADI xin đề cập rõ qua bài viết dưới đây.
Quyền được mua bán và sáp nhập

Xét ở góc độ quyền của doanh nghiệp, các quy định pháp luật của Việt Nam đã công nhận quyền thực hiện giao dịch mua bán và sáp nhập của nhà đầu tư, như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Bộ luật Dân sự, Luật Các tổ chức tín dụng… Quyền này được thể hiện thông qua một số quyền như: quyền được chào bán cổ phần, hoặc giá trị phần góp vốn của người chủ sở hữu vốn, hoặc giá trị phần vốn được quyền chào bán của doanh nghiệp, quyền bán doanh nghiệp (bao gồm bán tài sản của doanh nghiệp, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp đang sở hữu, hoặc bán toàn bộ doanh nghiệp nhà nước), quyền mua lại doanh nghiệp của các tổ chức kinh tế Việt Nam.
Các thủ tục pháp lý liên quan đến pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
Các hình thức Mua bán và sáp nhập nêu trên đều dựa trên những thủ tục pháp lý tương ứng để có thể đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ thủ tục đăng ký hợp nhất và sáp nhập công ty 100% vốn Việt Nam, công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (bao gồm các công ty cùng loại hình và khác loại hình hay doanh nghiệp tư nhân, mua doanh nghiệp nhà nước).
Luật Doanh nghiệp và Nghị định 43/2010/NĐ – CP về đăng ký doanh nghiệp cũng không quy định hồ sơ hợp nhất, sáp nhập công ty phải bao gồm thông báo của doanh nghiệp gửi tới cơ quan quản lý cạnh tranh. Do đó, cơ quan đăng ký doanh nghiệp không thể xác định được việc hợp nhất, sáp nhập của doanh nghiệp có vi phạm các quy định về quản lý cạnh tranh hay không. Ngoài ra, pháp luật cũng không có quy định về cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý cạnh tranh và cơ quan đăng ký doanh nghiệp trong việc quản lý các hoạt động hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp. Như vậy, vấn đề này cần phải được khắc phục trong tương lai.

Cơ chế về kế toán và thuế
Các quy định hướng dẫn về chế độ kế toán và thuế đối với các trường hợp Mua bán và sáp nhập hiện nay tương đối cụ thể thông qua các luật về kế toán, quản lý thuế, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp (4). Nghiên cứu về “pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp” do các chuyên gia độc lập của Tổ thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư thực hiện đã xác định các doanh nghiệp không gặp khó khăn về mặt pháp lý liên quan đến các vấn đề kế toán và thuế khi tiến hành chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp.
Chuyển đổi cổ phần, trái phiếu, chứng khoán và tài sản doanh nghiệp trong quá trình sáp nhập và hợp nhất.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới đây đã ban hành thông tư, quy định đồng tiền tham gia góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam là đồng Việt Nam. Đồng tiền thanh toán khi mua doanh nghiệp thuộc sở hữu 100% nhà nước cũng chỉ là tiền đồng Việt Nam. Nhà đầu tư Việt Nam được phép giao dịch ngoại tệ trong các hoạt động đầu tư và được sử dụng ngoại tệ để đầu tư nước ngoài. Vấn đề này đã tạo nên sự không thống nhất trong việc quy định hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua lại doanh nghiệp Việt Nam và gây khó khăn cho NĐT, đặc biệt là NĐT nước ngoài.
Trên đây là những thông tin về pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp mà FADI vừa cung cấp đến bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn.