Hóa đơn điện tử ngày càng trở nên thông dụng trong các giao dịch hàng ngày của doanh nghiệp. Để việc sử dụng hóa đơn điện tử hiệu quả, bạn cần biết và hiểu được các quy định hiện hành của hóa đơn điện tử. Trong bài viết này, FADI sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về hóa đơn điện tử.
Hóa đơn điện tử hợp lệ quy định
Khi thực hiện các giao dịch, hãy đảm bảo rằng hóa đơn điện tử của bạn hợp lệ. Hóa đơn điện tử là hợp lệ và có giá trị pháp lý theo quy định của Bộ Tài Chính nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Hóa đơn điện tử cần có đủ tính tin cậy và đầy đủ các thông tin từ khi được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử. Bên cạnh đó, thông tin trên hóa đơn cũng cần trọn vẹn và chưa bị tác động thay đổi.
- Thông tin của hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
Ngoài ra, hóa đơn điện tử hợp lệ phải có các chỉ tiêu cơ bản sau:
- Thông tin hóa đơn: Chứa đầy đủ thông tin bao gồm Mẫu số, ký hiệu hoá đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn
- Thông tin người bán bao gồm: Tên Công ty, Địa chỉ và Mã số Thuế
- Thông tin người mua bao gồm: Tên Công ty, Địa chỉ và Mã số Thuế
Hóa đơn điện tử hợp pháp quy định
Hóa đơn điện tử cần mang tính hợp pháp. Hóa đơn điện tử hợp pháp cần phải đảm bảo toàn vẹn của thông tin và đồng thời đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 4; các Điều 6,7,8 của Nghị định.
Thời điểm lập hóa đơn điện tử:
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử được tính thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa và không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ và không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Trường hợp giao hàng nhiều lần và bàn giao từng hạng mục, công đoạn thì doanh nghiệp cần lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
Thủ tục phát hành hoá đơn điện tử
Thủ tục phát hành hóa đơn điện tử được thực hiện với 5 bước:
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần tìm một nhà cung cấp “phần mềm hóa đơn điện tử”
Bước 2: Sau khi đã có phần mềm hóa đơn điện, bạn cần lập quyết định áp dụng hóa đơn điện tử và gửi lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Bước 3: Bước tiếp theo, lập hóa đơn điện tử mẫu và ký số vào hóa đơn điện tử mẫu, sau đó gửi lên cơ quan thuế
Bước 4: Lập thông báo phát hành hóa đơn điện tử và gửi lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Bước 5: Sau đó phản hồi của cơ quan thuế
Trên đây là những vấn đề hóa đơn điện tử quy định mà có thể bạn chưa biết. Hy vọng rằng, đây là những thông tin cần thiết khi sử dụng hóa đơn. Liên hệ ngay với FADI ngay để được tư vấn, hỗ trợ.