Cuối năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP nêu ra quy định về xuất hóa đơn điện tử, đánh dấu thêm một bước trong quá trình chuyển từ việc sử dụng hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử. Trong bài viết này, FADI trình bày những quy định về xuất hóa đơn điện tử mới nhất để các bạn cùng nắm được.
Đọc nhanh
Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử
Các đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định về xuất hóa đơn điện tử bao gồm:
- Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của nhà nước và luật pháp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.
- Tổ chức được thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
- Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh.
- Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa và dịch vụ.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử.
- Các cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn.
Các loại hóa đơn điện tử theo quy định mới
Các loại hóa đơn điện tử được quy định tại Điều 5 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, bao gồm:
- Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Hóa đơn bán hàng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
- Các loại hóa đơn khác như tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung được quy định tại Điều 6 Nghị định 119/2018/NĐ-CP.
Quy định về xuất hóa đơn điện tử đều phải theo định dạng chuẩn dữ liệu do Bộ Tài chính quy định.
Thời gian bắt buộc áp dụng quy định về xuất hóa đơn điện tử
Nghị định 119/2018/NĐ-CP được ban hành có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2018 và quy định xuất HĐĐT phải được thực hiện đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh chậm nhất là sau 2 năm, tức là ngày 01/11/2020.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế phát hành hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trước ngày Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử đang sử dụng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế được tiếp tục sử dụng các loại hóa đơn này đến hết ngày 31/10/2020.
Trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020, nếu doanh nghiệp chưa đáp ứng điều kiện về công nghệ thông tin mà vẫn tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy thì doanh nghiệp phải gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quy định.
Doanh nghiệp thành lập trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến 31/10/2020 thì doanh nghiệp thực hiện các quy định về xuất hóa đơn điện tử theo hướng dẫn của cơ quan thuế.
Đối với tổ chức sự nghiệp công lập đã sử dụng phiếu thu tiền thì tiếp tục sử dụng, cùng với đó chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử theo quy trình của Bộ Tài chính.
Hủy hóa đơn giấy khi bắt đầu áp dụng quy định về xuất hóa đơn điện tử
Theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, từ thời điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh doanh phải hủy những hóa đơn giấy còn tồn chưa sử dụng. Thủ tục hủy hóa đơn giấy chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.
Quy định về xuất hóa đơn điện tử chuyển đổi thành chứng từ giấy
Quy định xuất HĐĐT yêu cầu việc chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy phải đảm bảo sự trùng khớp nội dung của hóa đơn điện tử và chứng từ giấy sau chuyển đổi.
Hóa đơn điện tử sau khi được chuyển đổi thành chứng từ giấy thì chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế theo quy định.
Khi xuất hóa đơn điện tử có sai sót cần phải báo ngay
Trong trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có phát hiện sai sót thì người bán phải thông báo ngay với cơ quan thuế để hủy hóa đơn cũ và lập hóa đơn mới.
Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận để ghi rõ sai sót và người bán phải thông báo với quan thuế để hủy hóa đơn đã lập và lập hóa đơn mới.
Các trường hợp được cấp hóa đơn điện tử miễn phí
Nghị định 119/2018/NĐ-CP cũng quy định về xuất hóa đơn điện tử miễn phí với các trường hợp sau đây:
- Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh trừ các hộ gia đình và cá nhân kinh doanh có doanh thu năm trước từ 03 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng hoặc 10 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và hộ gia đình, cá nhân kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp trong vòng 12 tháng, kể từ khi thành lập doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, cá nhân kinh doanh tại những địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trừ các doanh nghiệp hoạt động tại khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
- Những đối tượng khác do Bộ Tài chính quy định.
Trên đây là những quy định về xuất hóa đơn điện tử mới nhất mà bạn cần nắm rõ. Việc chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử là cần thiết để nhà nước dễ dàng hơn trong quản lý các doanh nghiệp. Nếu muốn tư vấn và hỗ trợ về xuất hóa đơn điện từ, hãy liên hệ với FADI qua hotline 0334.999.662 để được giải đáp những thắc mắc và hỗ trợ nhanh nhất.