Những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ lâu dẫn đến việc phá sản luôn là điều đáng tiếc. Nhưng đi cùng với đó là các quy định về phá sản doanh nghiệp do nhà nước ban hành buộc phải tuân thủ. Vậy các quy định này như thế nào hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
Đọc nhanh
Phá sản là gì?
Phá sản là hiện tượng kinh tế khách quan trong nền kinh tế thị trường mà hậu quả của nó là sự xung đột lợi ích của các bên tham gia quan hệ kinh doanh.
Phá sản không chỉ là sự xung đột lợi ích giữa con nợ mất khả năng thanh toán với các chủ nợ của nó mà còn dẫn đến sự xung đột với lợi ích của tập thể người lao động làm việc tại cơ sở của con nợ, đến lợi ích chung của xã hội, đến tình hình trật tự trị an tại một địa phương, vùng lãnh thổ nhất định nào đó.
Theo đó doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.
Quy định về phá sản doanh nghiệp
Thẩm quyền giải quyết phá sản
Đối với quy định về phá sản doanh nghiệp, thẩm quyền giải quyết phá sản là: Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhận đơn và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Sau khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, Thẩm phán quyết định mở thủ tục phá sản.
Căn cứ vào quy định cụ thể của Luật phá sản: Thẩm phán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc thanh lý tài sản các khoản nợ; hoặc quyết định chuyển từ áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Người nộp đơn
- Những người có quyền nộp đơn:
– Chủ nợ;
– Người lao động trong trường hợp doanh nghiệp không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động;
– Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước;
– Các cổ đông công ty cổ phần.
- Những người có nghĩa vụ nộp đơn:
– Những doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Hồ sơ phá sản bao gồm những gì?
Trong quy định về phá sản doanh nghiệp, hồ sơ cần thiết tùy thuộc trường hợp cụ thể đối với đối tượng nộp đơn là chủ nợ. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản;
d) Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không được doanh nghiệp thanh toán;
đ) Quá trình đòi nợ;
e) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Trên đây là những thông tin liên quan đến những quy định về phá sản doanh nghiệp. Hy vọng với các thông tin trên sẽ giúp bạn bổ sung nhiều kiến thức trong luật doanh nghiệp. Nếu muốn được tư vấn các dịch vụ liên quan đến pháp luật, thuế,… cho doanh nghiệp mới thành lập hay gọi đến 0334.999.662 để được chúng tôi tư vấn chi tiết nhất.