Việc phân loại các khoản mục chi phí của doanh nghiệp nhằm xác định rõ vai trò, chức năng của từng khoản mục chi phí trong tại doanh nghiệp. Đây cũng là căn cứ để tính giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ của sản phẩm. Bên cạnh đó nó còn cung cấp thông tin có hệ thống để lập các báo cáo tài chính. Vậy có những cách phân loại chi phí nào? Để hiểu rõ thêm về vấn đề này, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Phân loại các khoản chi phí của doanh nghiệp theo nội dung kinh tế
Theo cách phân loại này, chi phí của doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí vật tư mua ngoài
- Chi phí tiền lương
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác…
Phân loại các khoản mục chi phí của doanh nghiệp theo công dụng kinh tế
Phân loại theo công dụng kinh tế, chi phí của doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí nhân công: chi phí lương, tiền công, các khoản trích nộp của công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp phải nộp như bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế của công nhân sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: các chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất, chế biến của phân xưởng trực tiếp làm ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Nó gồm bao gồm chi phí vật liệu, công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định phân xưởng, tiền lương các khoản trích nộp theo quy định của nhân viên phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng.
- Chi phí bán hàng là những các chi phí liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, bao gồm cả chi phí bảo hành sản phẩm.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: Chi phí công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định phục vụ bộ máy quản lý doanh nghiệp, tiền lương, chi phí dịch vụ mua ngoài và một số khoản có liên quan khác.
Phân loại các khoản mục chi phí của doanh nghiệp bằng cách so sánh chi phí với quy mô sản xuất kinh doanh
Chi phí chia làm 2 loại: Chi phí cố định và chi phí biến đổi.
- Chi phí cố định: không thay đổi trực tiếp theo quy mô sản xuất, nếu xét trong một khuôn khổ công suất sản xuất nhất định. Nó bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương quản lý, lãi tiền vay phải trả và chi phí thuê tài sản, văn phòng.
- Chi phí biến đổi: thay đổi trực tiếp theo sự thay đổi của quy mô sản xuất. Nó gồm có chi phí nguyên vật liệu, tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp… Theo cách phân loại này, doanh nghiệp sẽ thấy được xu hướng biến đổi của từng loại chi phí theo quy mô kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp có thể tính toán được sản lượng hòa vốn cũng như quy mô kinh doanh hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.
Trên đây là những thông tin về phân loại các khoản mục chi phí của doanh nghiệp. Hy vọng đó sẽ là những chia sẻ hữu ích giúp các bạn trong công việc. Nếu có thắc mắc gì cần giải đáp, hãy liên hệ với FADI qua hotline 0334 999 662 để được tư vấn miễn phí.