0334.999.662

Hóa đơn điện tử không cần đóng dấu có mang giá trị pháp lý không?

Hóa đơn điện tử là giải pháp mới cho doanh nghiệp trong thời đại công nghệ thông tin phát triển. Với nhiều lý do nhiều doanh nghiệp còn chưa nắm vững thông tin khi sử dụng hóa đơn điện tử. Vấn đề hóa đơn điện tử không cần đóng dấu có mang giá trị pháp lý hay không sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

Quy định của pháp luật về việc hóa đơn điện tử không cần đóng dấu?

Hóa đơn điện tử không cần đóng dấu còn tùy thuộc vào từng trường hợp theo quy định của pháp luật, theo điểm b, khoản 2, điều 5 thông tư số 119/2014/TT-BTC thì:

– Các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh có thể tự tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn, không nhất thiết phải có đóng dấu của người bán, chữ ký của người mua hàng trong các trường hợp như: thanh toán hóa đơn điện, nước, mua các thiết bị viễn thông, các dịch vụ viễn thông, các dịch vụ ngân hàng.

hóa đơn điện tử không cần đóng dấu
Hóa đơn điện tử không cần đóng dấu là còn tùy thuộc vào từng trường hợp theo quy định của pháp luật

– Đối với khách hàng là doanh nghiệp, đơn vị kế toán cần kê khai thuế thì bắt buộc phải ký điện tử hoặc đóng dấu vào hóa đơn điện tử nhận được thì hóa đơn đó mới được coi là hóa đơn hoàn chỉnh và mang tính pháp lý, sử dụng được với cơ quan thuế.

– Hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có đóng dấu nếu như doanh nghiệp đó tự đủ điều kiện để tự in hóa đơn.

Hóa đơn điện tử có dấu, chữ ký điện tử

Bên cạnh đó, hóa đơn điện tử có cần đóng dấu còn được quy định trong khoản 5 điều 5 nghị định số 51/2010/NĐ-CP như sau: tổ chức kinh doanh có thể sử dụng nhiều hình thức hóa đơn điện tử khác nhau, nhà nước khuyến khích hình thức sử dụng hóa đơn điện tử.

Tuy nhiên phải đảm bảo các mặt đúng theo quy định của pháp luật:

– Hóa đơn điện tử phải thể hiện được các nội dung: dấu, chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật bên người bán, ngày tháng năm thành lập và gửi hóa đơn. Chữ ký theo quy định của pháp luật về người mua với người mua là đơn vị kế toán.

– Trường hợp người mua không phải là đơn vị kế toán, hoặc là các đơn vị kế toán nếu có hồ sơ chứng từ chứng minh việc cung cấp dịch vụ, mua bán giữa người bán và người mua như: hợp đồng, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng, thanh toán, phiếu thu,… thì người bán lập hóa đơn điện tử cho người mua mà không cần phải có chữ ký điện tử của bên mua.

hóa đơn điện tử không cần đóng dấu
Hóa đơn điện tử không cần chữ ký điện tử

– Bộ tài chính sẽ xem xét từng trường hợp phát sinh cụ thể và điều kiện áp dụng của doanh nghiệp để miễn tiêu thức chữ ký điện tử hay đóng dấu của bên mua.

Tóm lại: Hóa đơn điện tử không cần đóng dấu và chữ ký của bên mua và bên bán trong trường hợp doanh nghiệp bán hàng đủ điều kiện để in và phát hành hóa đơn không chữ ký, đóng dấu. Nếu trong trường hợp doanh nghiệp phát hành hóa đơn có dấu và chữ ký thì trên hóa đơn điện tử phải có dấu và chữ ký điện tử.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *