Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp, dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, khởi tạo, lập, quản lý dữ liệu trên hệ thống. Vậy hóa đơn điện tử có cần dấu đỏ không? FADI sẽ giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.
Các loại hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử gồm các loại sau: hóa đơn xuất nhập khẩu, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng hàng không, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng,…Hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật.
Quy định của pháp luật về việc hóa đơn điện tử có cần dấu đỏ không?
Hóa đơn điện tử có cần đóng dấu không là còn tùy thuộc vào từng trường hợp theo quy định của pháp luật, theo điểm B, khoản 2, điều 5 theo thông tư số 119/2014/TT-BTC thì:
– Các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh có thể tự tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn, không nhất thiết phải có đóng dấu của người bán, chữ ký của người mua hàng trong các trường hợp như: thanh toán hóa đơn điện, nước, mua các thiết bị viễn thông, các dịch vụ viễn thông, các dịch vụ ngân hàng.
– Đối với khách hàng là doanh nghiệp, đơn vị kế toán cần kê khai thuế thì bắt buộc phải ký điện tử hoặc đóng dấu vào hóa đơn điện tử nhận được thì hóa đơn đó mới được coi là hóa đơn hoàn chỉnh và mang tính pháp lý, sử dụng được với cơ quan thuế.
– Hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có đóng dấu nếu như doanh nghiệp đó tự đủ điều kiện để tự in hóa đơn.
Hóa đơn điện tử có dấu, chữ ký điện tử
Bên cạnh đó, hóa đơn điện tử có cần dấu đỏ không còn được quy định trong khoản 5 điều 5 nghị định số 51/2010/NĐ-CP thì tổ chức kinh doanh có thể sử dụng nhiều hình thức hóa đơn điện tử khác nhau, nhà nước khuyến khích hình thức sử dụng hóa đơn điện tử.
Tuy nhiên, phải đảm bảo các mặt đúng theo quy định của pháp luật:
– Hóa đơn điện tử phải thể hiện được các nội dung: dấu, chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật bên người bán, ngày tháng năm thành lập và gửi hóa đơn. Chữ ký theo quy định của pháp luật về người mua với người mua là đơn vị kế toán.
– Trường hợp người mua không phải là đơn vị kế toán, hoặc là các đơn vị kế toán nếu có hồ sơ chứng từ chứng minh việc cung cấp dịch vụ, mua bán giữa người bán và người mua như: hợp đồng, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng, thanh toán, phiếu thu,… thì người bán lập hóa đơn điện tử cho người mua mà không cần phải có chữ ký điện tử của bên mua.
– Bộ tài chính sẽ xem xét từng trường hợp phát sinh cụ thể và điều kiện áp dụng của doanh nghiệp để miễn tiêu thức chữ ký điện tử hay đóng dấu của bên mua.
Tóm lại, Hóa đơn điện tử không cần thiết phải có đóng dấu và chữ ký của bên mua và bên bán trong trường hợp doanh nghiệp bán hàng đủ điều kiện để in và phát hành hóa đơn không chữ ký, đóng dấu. Nếu trong trường hợp doanh nghiệp phát hành hóa đơn có dấu và chữ ký thì trên hóa đơn điện tử phải có dấu và chữ ký điện tử.
Như vậy với các thông tin đã nêu ở trên bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi hóa đơn điện tử có cần dấu đỏ không. Để tìm kiếm thông tin về cách sử dụng và quy định về hóa đơn điện tử vui lòng truy cập https://khoitaodoanhnghiep.com.vn để đón đọc nhiều bài viết hơn.