Về cơ bản sáng chế là một tài sản vô hình mang lại nhiều giá trị cho chủ sở hữu đặc biệt trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển hiện nay. Nó chỉ được pháp luật công nhận, bảo hộ quyền sở hữu khi tiến hành đăng ký bảo hộ sáng chế. Việc đăng ký sẽ giúp chủ sở hữu có thể chứng minh dễ dàng quyền sở hữu của mình đối với sáng chế khi có tranh chấp. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về việc đăng ký này nhé.
Định nghĩa về sáng chế
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ dưới 2 hình thức:
– Bằng độc quyền sáng chế nếu thỏa mãn các điều kiện: có tính mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.
– Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải trình độ hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện: có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp.
Điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế
Để được cấp bằng độc quyền sáng chế cần đáp ứng những điều kiện sau:
– Tính mới: sáng chế nếu chưa công khai bộc lộ dưới hình thức mô tả, sử dụng bằng bất kỳ hình thức nào trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong đơn đăng ký sáng chế hưởng quyền ưu tiên ở cả trong và ngoài Việt Nam.
– Trình độ sáng tạo: sáng chế phải được tạo ra từ quá trình đầu tư nghiên cứu, sáng tạo nhất định, có sự khác biệt rõ ràng, vượt trội với tình trạng kỹ thuật trước đó và hiện tại.
– Khả năng áp dụng công nghiệp: việc đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế căn cứ vào giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn đăng ký bảo hộ phải có thể thực hiện, áp dụng được.
Luật Sở hữu trí tuệ quy định: không phải tất cả các lĩnh vực công nghệ đều là đối tượng đăng ký bảo hộ sáng chế. Lý thuyết khoa học, phương pháp toán học, chương trình máy tính, cách thức về phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa trị bệnh cho người, động vật… không được bảo hộ bởi danh nghĩa sáng chế.
Quyền đối với sáng chế được xác lập dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu muốn được hưởng quyền đối với sáng chế thì chủ thể phải trực tiếp làm đơn xin cấp văn bằng bảo hộ và nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ. Hoặc ủy quyền cho Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đã được cấp chứng chỉ hành nghề để thực hiện các công việc liên quan.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế
Để tiến hành đăng ký việc bảo hộ sáng chế, chủ thể cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm:
– Tờ khai, đơn đăng ký sáng chế theo mẫu: 02 bản
– Bản mô tả sáng chế trong đó thể hiện nội dung mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế: 02 bản
– Chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ phí, lệ phí
– Các tài liệu liên quan khác.
Trên đây là quy định chung về sáng chế cũng như thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế. Nếu các bạn có thắc mắc hay cần sử dụng dịch vụ khác của FADI (chữ ký số, kế toán thuế…) xin vui lòng liên hệ hotline 0334.999.662 để được tư vấn trực tiếp nhé.