Hiện nay, chữ ký số đã và đang được áp dụng rất nhiều trong công việc nên nó không còn xa lạ với những người thường xuyên làm việc với chữ ký số. Bên cạnh đó, có không ít người cảm thấy xa lạ về chữ ký số. Rất nhiều thắc mắc chữ ký số là gì? Chữ ký số để làm gì? Làm chữ ký số như thế nào?… Bài viết sau đây, FADI sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Chữ ký số là dạng chữ ký điện tử, dựa trên công nghệ mã hóa công khai, đóng vai trò như chữ ký đối với cá nhân hay con dấu đối với doanh nghiệp và có tính pháp lý.
Trong đó mỗi tài khoản sử dụng đều có một cặp khóa bao gồm: khóa công khai và khóa bảo mật.
– Khóa công khai để thẩm định chữ ký số và xác thực người dùng.
– Khóa bảo mật để tạo chữ ký số cho người dùng.
Đọc nhanh
Chữ ký số để làm gì?
Chữ ký số được sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử… mà doanh nghiệp không phải in các tờ kê khai, đóng dấu.
Bên cạnh đó, chữ ký số cũng được các doanh nghiệp sử dụng để kí hợp đồng với các đối tác qua internet ở bất cứ đâu mà không cần phải trực tiếp gặp nhau.
Lợi ích của chữ ký số
Chữ ký số là thiết bị đảm bảo tốt, an toàn và chính xác tính bảo mật, toàn vẹn dữ liệu và là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm. Nhờ đó giúp cho các cá nhân hay cơ quan tổ chức cũng yên tâm hơn với các giao dịch điện tử của mình.
Ngoài ra, chữ ký số còn giúp việc trao đổi dữ liệu giữa cá nhân và tổ chức nhà nước, dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo tính pháp lý, tiết kiệm rất nhiều thời gian vì không mất thời gian đi lại, chờ đợi, không phải in ấn các hồ sơ.
Các thông tin của doanh nghiệp mà chữ ký số mã hóa bao gồm:
- Tên của Doanh nghiệp bao gồm: Mã số thuế, Tên Công ty….
- Số hiệu của chứng thư số (số seri)
- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
- Tên của tổ chức chứng thực chữ ký số
- Chữ ký số của tổ chức chứng thực chữ ký số.
- Các hạn chế về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Các nội dung khác theo quy định của Bộ Thông Tin Truyền Thông.
Đặc điểm của chữ ký số để làm gì:
- Tính toàn vẹn: Chữ ký số sử dụng đảm bảo chỉ có đối tác/ người nhận văn bản đã ký mới có thể mở văn bản chữ ký số. Nhờ đó, bảo đảm văn bản đã ký điện tử không bị tác động bởi bên thứ 3.
- Khả năng bảo mật cao: Chữ ký số sử dụng 2 lớp mã khóa: mã khóa công khai và mã khóa bí mật. Với công nghệ mã hóa công khai (PKI) với thuật toán mã hóa công khai RSA, chữ ký số không bị ăn cắp bởi bất cứ hacker nào.
- Xác định rõ nguồn gốc: Với văn bản mà sử dụng chữ ký số để ký nhận sẽ cho thông tin chi tiết nhất về chủ nhân của chữ ký số. Khi có bất cứ tranh chấp nào liên quan đến văn bản được ký nhận, cơ quan chức năng có thể xác minh rõ đơn vị đã ký chữ ký số.
- Tính không thể phủ nhận: Khi đã ký chữ ký số thì không thể xóa bỏ cũng không thể thay thế.
Làm chữ ký số như thế nào và ở đâu?
Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam cung cấp dịch vụ về chữ ký số như: Viettel, VNPT… Tùy vào khả năng tài chính, thời hạn sử dụng mà các doanh nghiệp sẽ cân nhắc lựa chọn nhà cung cấp cũng như gói phù hợp.
Bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về chữ ký số và chữ ký số để làm gì, chúc bạn có sự lựa chọn đúng đắn cho riêng mình.