Kế toán thuế nói chung và kế toán xây dựng đòi hỏi những công việc tỉ mỉ để kiểm soát chi phí các hạng mục công trình, vật tư,… Nếu bạn đang có mong muốn trở thành một kế toán thuế xây dựng trong tương lai. Vậy công việc cơ bản của một kế toán thuế là gì, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Các công việc của một kế toán thuế xây dựng
– Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh
– Kiểm tra đối chiếu các hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào và đầu ra của từng sở
– Kiểm tra đối chiếu những bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu
– Lập hồ sơ ưu đãi với dự án đầu tư mới, đăng ký đơn vị phát sinh mới hay điều chỉnh giảm khi có phát sinh
– Hàng tháng phải lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn công ty và phân loại theo thuế suất
– Theo dõi những báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của công ty bạn
– Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc trường hợp đột xuất
– Kiểm tra những hóa đơn đầu vào, phát hiện loại hóa đơn không hợp pháp phải thông báo đến cơ sở có liên quan
– Hàng tháng phải cung cấp chứng từ báo cáo thuế cho công ty
– Kiểm tra đối chiếu các biên bản trả nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời khi có phát sinh.
Điểm khác biệt khi làm kế toán trong ngành xây dựng
– Khi doanh nghiệp trúng thầu công trình kế toán dựa vào dự toán đã trúng thầu tiến hành bóc tách chi phí để hạch toán. Xem xét dự án để hiểu rõ các chi phí trong hạch toán công trình
– Mỗi một công trình và hạng mục sẽ đi kèm có một dự toán riêng. Từ đó kế toán tách chi phí cho từng công trình. Điểm khác biệt với hạch toán trong thương mại là chi phí của công trình nào thì kế toán thuế xây dựng phải tập hợp và đặt nó vào công trình
– Tập hợp các loại chi phí cấu thành nên giá thầu công trình bằng hoặc gần bằng giá trên bản dự toán do bộ phận kỹ thuật cung cấp. Dựa vào chi phí đó để kế toán xác định xem lượng hoá đơn đưa vào hạch toán cho công trình đó có tương đương không?
– Đặc điểm của khi xây dựng công trình phụ thuộc vào địa điểm xây dựng nên giá xây dựng mỗi nơi một khác nhau. Do đó kế toán xây dựng phải biết áp dụng đúng giá cho mỗi công trình ở mỗi tỉnh là khác nhau.
– Công trình xây dựng thường kéo dài qua nhiều kỳ kế toán nên khi tập hợp chi phí phải theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho từng công trình
– Công trình hoàn thành phải có biên bản nghiệm thu từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình
– Cuối cùng là xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu cho công trình hoàn thành.
Với những đặc trưng của ngành xây dựng yêu cầu một kế toán phải tỉ mỉ chính xác và linh động khi hạch toán các công trình. Công việc của toán thuế xây dựng đi cùng những cơ hội, thăng tiến cũng như khó khăn trong công việc. Nếu bạn yêu thích công việc kế toán, yêu thích với các con số và dữ liệu thì kế toán thuế xây dựng có thể phù hợp với bạn.